Yakutsh là nơi sinh sống của khoảng 300.000 người dân, nơi đây giàu kim cương, vàng, uranium và các tài nguyên khoáng sản khác. Thành phố lạnh nhất thế giới có nhiệt độ mùa đông thường xuống khoảng – 40 độ C, mùa hè ấm áp trung bình đạt 24 độ C vào tháng 7. Đây cũng là thành phố duy nhất trên thế giới có sự chênh lệnh hai mùa cao đến vậy.
Những tưởng rằng thời tiết lạnh giá sẽ khiến thành phố này trở thành nơi hoang vắng, nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Ở đây, người dân hạnh phúc vì có đường, chợ, phương tiện giao thông công cộng. Các cơ sở hạ tầng, siêu thị, khách sạn, quán cà phê, nhà hàng đều hoạt động đầy đủ và nhộn nhịp. Thậm chí, Yakutsh còn có cả quán bar, hộp đêm, nơi người dân có thể uống bia và thưởng thức âm nhạc.
Nhiệt độ trung bình mùa đông ở Yakutsk vào khoảng -20 độ C, nhưng người dân ở đây vẫn coi đó là ấm áp vì nhiều khi thời tiết có thể xuống – 40 độ C hoặc thấp hơn. Những người Sakha chủ yếu sinh sống ở khu vực này là hậu duệ của những người du mục Thổ Nhĩ Kỳ.
Vóc dáng nhỏ nhắn giúp họ có khả năng thích nghi cao với thời tiết lạnh giá. Dáng người thấp bé có lợi vì họ ít có khả năng bị mất nhiệt cơ thể hơn so với những người có kích thước cơ thể lớn. Điều này giúp họ thích nghi với thời tiết khắc nghiệt.
Vì trời lạnh, mọi người thường phải mặc nhiều lớp quần áo để giữ ấm. Tuy nhiên, khi nhiệt độ giảm xuống quá thấp, họ buộc phải ở nhà để đảm bảo an toàn. Với lượng quần áo dày phải mặc để giữ nhiệt cho cơ thể, người dân ở Yakutsk phải mất tới 15 phút để mặc đủ đồ khi đi ra ngoài.
Khi bước ra khỏi cửa, mọi bộ phận trên cơ thể người đều phải được bọc kín, chỉ có thể để lộ một phần khuôn mặt để nhìn đường. Thế nhưng điều này cũng dễ dẫn đến mí mắt và mũi bị đóng băng. Nếu tháo găng tay ra trong 5 phút có thể dẫn đến tê cóng nghiêm trọng, thậm chí đau đớn như bị kim châm.
Sẽ rất nguy hiểm khi chạm vào kim loại ở đây vì da có thể dính vào kim loại và sau đó không thể gỡ ra. Vì thế, mọi người được khuyến cáo không nên đeo kính vì khung kim loại có thể dính chặt vào mặt và phần da tiếp xúc dễ bị thương nếu cố tình gỡ kính ra.
Nước uống ở Yakutsk được lấy từ sông và chúng đều đã đóng đá. Người dân phải đến đây, cắn từng viên đá mang về nhà, cho vào thùng tích trữ và đập tan thành từng mảnh, đun nóng thành nước uống.
Ở đây chẳng cần đến tủ đông vì bầu không khí thậm chí còn lạnh hơn tủ lạnh. Các mặt hàng thực phẩm như trái cây, thịt chỉ cần được treo lên để bảo quản.
Từ cây cối đứng bên đường đến những con cá ngoài chợ đều bị đóng băng cứng ngắc. Nhiều thứ chỉ cần bỏ ra ngoài trời 10 phút mà không có lớp vỏ bọc bảo vệ thì đều nhanh chóng đóng băng. Ngay cả nước sôi đổ xuống cũng sẽ lập tức biến thành các tinh thể tuyết bay trong không khí.
Vì con người không thể đi lại ngoài trời nên vai trò của những chiếc ô tô rất quan trọng trong di chuyển. Tuy nhiên, xe để ở ngoài trời lâu cũng sẽ gặp tình trạng dầu máy bị đông, xe đóng băng khó nổ máy.
Nhiều chủ sở hữu để ô tô trong nhà để được hệ thống sưởi ấm bảo vệ khỏi thời tiết khắc nghiệt. Nếu xe bị để ngoài trời, họ phải chờ đến mùa hè, khi thời tiết ấm trở lại mới có thể khởi động lại xe của mình.
Các đường ống vận chuyển nước và khí đốt tự nhiên được xây dựng trên mặt đất vì gần như không thể đào băng đặt đường ống dưới đất. Hoạt động mùa đông ở đây kéo dài đến 6 tháng cho du khách tha hồ tận hưởng, vì băng tuyết ở đây sẽ hiện diện trong suốt cả năm.
Theo Laodong