Sân bay là nơi có không ít hàng quán ăn uống phục vụ hành khách, tuy nhiêu nhiều người thường hạn chế sử dụng những dịch vụ này vì giá cả đắt đỏ.
Câu hỏi được đặt ra là vì sao đồ ăn, thức uống tại sân bay luôn đắt gấp 4, 5 lần giá bình thường? Ví dụ, một chiếc bánh mì xúc xích có giá tới 50.000 đồng, một cốc cà phê nhỏ giá tới 60.000 đồng. Bài viết này sẽ lí giải giá cả dịch vụ ăn uống tại sân bay.
Chi phí mặt bằng
Chi phí thuê mặt bằng quầy hàng ở sân bay không hề rẻ, ngược lại còn đắt hơn rất nhiều lần so với ngoài thị trường. Thêm vào đó, còn có chi phí cho bãi đỗ xe và kiểm tra an ninh. Mọi sản phẩm được bán tại sân bay phải trải qua nhiều bước kiểm tra vô cùng nghiêm ngặt mới được bày bán, vậy nên mọi chi phí đều được tính thêm vào giá thành sản phẩm.
Cửa hàng tại sân bay không nhiều
Ở sân bay không có quá nhiều của hàng, như vậy có nghĩa là sản phẩm họ bán là độc nhất, Do đó, họ hoàn toàn có thể bán với giá cao mà không lo không bán được hàng, bởi hành khách có ít lựa chọn. Nếu hành khách muốn mua đồ giá cả rẻ hơn sẽ phải đi xa tới khu vực khác, điều đó rất bất tiện và bất khả thi vì sân bay thường ở vùng riêng biệt, ngoại ô.
Kiểm tra an ninh nghiêm ngặt
Có một số thứ không được phép đưa qua cửa kiểm soát an ninh như nước uống đóng chai, nên khi vào trong khu vực xuất – nhập cảnh hoặc chuẩn bị lên máy bay, du khách phải chấp nhận mua một chai nước đắt hơn 4 – 5 lần bình thường.
Ngoài những lí do trên, theo Chintan Jain, cựu CEO của Tata group – một trong những tập đoàn lớn nhất Ấn Độ, còn có 2 lí do khác nữa khiến đồ ở sân bay có giá thành cao.
Một là do số lượng hành khách đến sân bay mỗi ngày đều rất đông, nhu cầu mua sắm lớn. Trong khi đó, nguồn cung là những cửa hàng tại sân bay lại hạn chế.
Lí do thứ hai là tài chính của hành khách đã tốt hơn ngày trước nên thay vì mang đồ từ nhà thì họ có tâm lí muốn mua đồ ở sân bay và ngồi ăn tại các quầy hàng trong thời gian chờ đợi.
Theo Laodong